Giấy phép mạng xã hội là gì

0
1122

Thời đại internet bùng nổ mạng xã hội đang là miếng đất màu mỡ kiếm tiền mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có thị phần. Chính vì vậy mà các trang mạng xã hội trực tuyến nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam điển hình như: Biztime, Gapo, Astra… và mới đây nhất là mạng xã hội Lotus của công ty cổ phần VCCorp.

Điều kiện thiết lập Mạng Xã Hội

Theo quy định các mạng xã hội đưa vào vận hành cần phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Thế nhưng, vì một vài lý do khách quan mà điển hình là không được tiếp cận với pháp luật khiến việc thực hiện sai quy định. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người các thông tin cần thiết về giấy phép mạng xã hội là gì? Các văn bản pháp luật quy định về giấy phép mạng xã hội theo quy định mới? Cách thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước…

>> Tham khảo:

Giấy phép mạng xã hội là gì ?

Giấy phép mạng xã hội là giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức doanh nghiệp đủ điều kiện, thiết lập website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (website mạng xã hội).

Điều kiện thiết lập trang mạng xã hội

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP: “Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi sử dụng trang mạng xã hội

1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;

– Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

– Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;

– Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;

– Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP;

– Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi có yêu cầu;

– Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc cung cấp thông tin trên mạng xã hội;

– Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Việc báo cáo được thực hiện theo sự hướng dẫn bởi Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 9 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT.

Xin cấp phép mạng xã hội trực tuyến

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Khi sử dụng một trang mạng xã hội thì người dùng có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Được sử dụng các dịch vụ trên mạng xã hội;

– Tuân thủ thời gian hoạt động của mạng xã hội;

– Không được kinh doanh lại các dịch vụ của mạng xã hội dưới bất kỳ hình thức nào;

– Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan;

– Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật;

– Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật;

– Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

– Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.

Chế tài xử phạt khi doanh nghiệp thiết lập trang mạng xã hội nhưng không có giấy phép

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 63 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định như sau: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

Như vậy đối với hành vi thiết lập trang mạng xã hội mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, trang mạng xã hội đó sẽ bị tịch thu theo quy định tại Khoản 4, Điều 63 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Giấy phép mạng xã hội dựa trên văn bản pháp luật nào ?

Hiện nay hoạt động thiết lập mạng xã hội trên mạng và cấp giấy phép cho hoạt động này được điều chỉnh bởi các văn bản sau:

– Nghị định 72/2013/NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
– Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Quy trình xin giấy phép mạng xã hội trực tuyến

Đây là bộ hồ sơ khá phức tạp đòi hỏi tổ chức, doanh nghiệp phải chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ nội dung liên quan đến hoạt động của mạng xã hội cũng như hoạt động của đơn vị thiết lập mạng xã hội. Hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội bao gồm các giấy tờ như sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (theo mẫu)

b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định thành lập; Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).

c) Đề án hoạt động mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp tự xây dựng trong đó có đầy đủ phạm vi hoạt động, phương án tài chính, nhân sự, kĩ thuật… để vận hành mạng xã hội

d) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội xác định quyền nghĩa vụ của đơn vị quản lý mạng xã hội và người sử dụng mạng xã hội.

==> Chi tiết tham khảo: https://dangkywebsitevoibocongthuong.com/thu-tuc-xin-giay-phep-mang-xa-hoi

Dịch vụ cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến

Nếu Quý khách không am hiểu nhiều về luật hoặc gặp khó khăn khi làm thủ tục xin cấp phép mạng xã hội trực tuyến hãy sử dụng dịch vụ của chúng tôi: 

  • Tư vấn điều kiện đăng ký cấp Giấy phép mạng xã hội;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hội;
  • Soạn thảo hồ sơ, đề án hoạt động xin cấp Giấy phép mạng xã hội;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp Giấy phép mạng xã hội;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp Giấy phép mạng xã hội;
  • Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy phép mạng xã hội;
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp Giấy phép mạng xã hội;

*** Mọi băn khoăn, thắc mắc vui lòng gọi hotline 0977246679 để được nhân viên tư vấn ! Xin cảm ơn !

Giấy phép mạng xã hội là gì ? Xin cấp giấy phép mạng xã hội ? Thủ tục cấp giấy phép mạng xã hội ? Quy định xin giấy phép mạng xã hội ? Dịch vụ cấp phép mạng xã hội

5/5 - (27 bình chọn)

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Please enter your comment!
Please enter your name here