Quy định mới về ghi nhãn hàng hóa từ ngày 15/02/2022

0
44

Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Với một số quy định mới cần chú ý liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:

* Tại khoản 5, điều 1. sửa đổi, bổ sung (điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa:

1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT (ảnh minh họa)
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT (ảnh minh họa)

2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

a) Tên hàng hóa;

b) Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

Quy định mới về ghi nhãn hàng hóa
Quy định mới về ghi nhãn hàng hóa từ ngày 15/02/2022

3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

* Tại khoản 6, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhận chịu trách nhiệm về hàng hóa:  

3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.

Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;

* Tại khoản 7, điều 1 (Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) về xuất xứ hàng hóa 

“Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm từ hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”, “đóng chai tại”, “phối trộn tại”, “hoàn tất tại”, “đóng gói tại”, “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa”.

Quy định mới về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
Quy định mới về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

* Bên cạnh đó, Quy định ghi nhãn thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa, cho các nhóm hàng lương thực – thực phẩm như sau:

1. Lương thực

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

2. Thực phẩm

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4.Thực phẩm đã qua chiếu xạ

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.

5.Thực phẩm biến đổi gen

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

6.Đồ uống (trừ rượu):

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

7. Rượu

a) Định lượng;

b) Hàm lượng etanol;

c) Hạn sử dụng (nếu có);

d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);

e) Mã nhận diện lô (nếu có).

8. Thuốc lá

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Thông tin cảnh báo;

d) Hạn sử dụng;

đ) Mã số, mã vạch.

9. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm” đối với nhóm phụ gia thực phẩm;

g) Ghi cụm từ: “Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” đối với nhóm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

h) Thông tin, cảnh báo (nếu có).

10. Vi chất dinh dưỡng

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Thành phần;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”.

11. Nguyên liệu thực phẩm

a) Tên nguyên liệu;

b) Định lượng;

c) Ngày sản xuất;

d) Hạn sử dụng;

đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

Cục QLTT Hòa Bình
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Please enter your comment!
Please enter your name here